Du xuân đầu năm, thưởng trà ngày tết – Nét đẹp trong phong tục văn hóa của người Việt.
Tết Nguyên Đán là dịp để mọi người có thời gian nghỉ ngơi, trở về bên gia đình, tổ ấm sau một năm làm việc vất vả. Trong dịp Tết, người Việt có thói quen du xuân đầu năm thưởng ngoạn cảnh sắc bốn phương và trao nhau lời chúc Tết bên khay trà mạn nóng hổi nghi ngút khói. Đây vừa là thói quen, vừa là nét đẹp văn hóa ăn sâu vào trong tiềm thức người Việt từ bao đời nay.
Du xuân đầu năm, thưởng trà ngày tết – Nét đẹp trong phong tục văn hóa của người Việt.
Tết Nguyên Đán là dịp để mọi người có thời gian nghỉ ngơi, trở về bên gia đình, tổ ấm sau một năm làm việc vất vả. Trong dịp Tết, người Việt có thói quen du xuân đầu năm thưởng ngoạn cảnh sắc bốn phương và trao nhau lời chúc Tết bên khay trà mạn nóng hổi nghi ngút khói. Đây vừa là thói quen, vừa là nét đẹp văn hóa ăn sâu vào trong tiềm thức người Việt từ bao đời nay.
I. Thói quen du xuân đầu năm của người Việt.
“Tháng Giêng là tháng ăn chơi - Tháng hai trồng đậu, trồng khoai, trồng cà” là câu ca dao có từ xa xưa các cụ đã đúc kết về thói quen nghỉ ngơi, rong chơi dịp Tết của người Việt. Thời trước, khi chưa công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Việt Nam còn là đất nước kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào canh tác nông nghiệp. Vì quanh năm chỉ biết đến ruộng đồng, cày cấy nên người Việt coi Tết là dịp để nghỉ ngơi, du ngoạn, thăm thú cho bõ những ngày tháng vất vả, đầu tắt mặt tối.
Ngày nay, vẫn như vậy, người Việt coi Tết là dịp để đi chơi “xả hơi” bù lại cho cả một năm làm việc bận bịu. Có người chọn đi du lịch tại những vùng đất xa xôi; có người đi chùa vãn cảnh, xin lộc đầu năm, cũng có những người chỉ đến nhà họ hàng, bà con cô bác, bè bạn thăm hỏi, chúc Tết. Không cần phải đến những nơi ồn ào, náo nhiệt, du xuân chỉ đơn giản là ra khỏi nhà để tận hưởng không khí mùa xuân ấm áp, ngắm nhìn vạn vật nảy nở, sinh sôi.
Người Việt đi du xuân trong tâm thế vui vẻ, hoan hỉ. Họ khoác lên mình những bộ quần áo mới sặc sỡ, trao nhau những nụ cười ấm áp và ánh mắt yêu thương. Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, bộn bề, nhưng Tết đến, dường như tất cả mọi người đều tạm quên những phiền lo của năm cũ đi để cùng nhau du xuân, đón chào một năm mới rực rỡ, nhiều may mắn.
II. Ngoài du xuân đầu năm, người Việt còn có một nét đặc sắc khác là thưởng trà đầu năm
Ngoài thói quen du xuân, người Việt còn lưu giữ được một truyền thống khác là thưởng trà mỗi dịp Tết. Khi có khách đến chơi nhà, chủ nhà sẽ xởi lởi pha một ấm trà mạn, rót ra mời khách thưởng thức. Nước trà vàng tươi sóng sánh trong ly, mang theo hương thơm của hoa sen, của hoa nhài phảng phất nơi đầu mũi.
Trà là một thức uống thanh tao, đòi hỏi người uống phải thật từ tốn, chậm rãi mỗi khi thưởng thức. Uống trà không bao giờ được vội vàng như uống nước ngọt, rượu, bia. Để thưởng trà, trước tiên, khi trà vừa được rót, người uống sẽ nâng chén lên ngang miệng để hít hà hương thơm tinh tế của nó. Sau đó mới là nhấp môi xem trà có nóng hay không, rồi cuối cùng mới là đưa chén trà vào miệng để thưởng thức.
Hương trà thơm, nước trà để lại vị chát đắng nơi đầu lưỡi, nhưng khi trôi qua cuống họng lại trở thành vị ngọt thanh hài hòa. Theo nghệ nhân Hoàng Anh Sướng: “ Màu nước vàng sánh trong xanh, hương trà, hương hoa tự nhiên là hình ảnh Việt Nam với rừng vàng, biển bạc, tài nguyên phong phú. Vị đắng chát gợi lên nỗi vất vả, cần lao của người làm trà truyền thống. Hậu vị ngọt mát của trà chính là tâm hồn người Việt giàu tình nghĩa, thủy chung.”
Trà là thức uống giàu ý nghĩa, đại diện cho dân tộc Việt chăm chỉ, cần cù, chịu khó, luôn giữ được tấm lòng chân thành, son sắt dù trải qua bao cuộc bể dâu. Vị đầu đắng chát, vị cuối ngọt ngào của trà mang ngụ ý mọi khó khăn trong đời đều có thể vượt qua, phải nếm trái đắng mới mong có ngày nhận về quả ngọt. Như vậy, uống trà không chỉ để giải khát đơn thuần, mà còn để cảm nhận triết lý nhân sinh quan sâu sắc từ ngàn đời nay cha ông ta để lại.
Vào những ngày Tết, khi có khách đến chơi, chủ nhà luôn mời khách thưởng thức trà cùng với các loại mứt. Lý do vì vị ngọt của mứt sẽ cân bằng lại vị đắng của trà, cũng như vị đắng của trà giúp người ăn mứt không có cảm giác ngán do mứt ngọt. Những lời chúc tốt lành, những câu chuyện rôm rả giữa chủ và khách sẽ càng tuyệt vời hơn khi có mặt tách trà nóng hổi và khay mứt Tết ngọt ngào, rực rỡ màu sắc.
Trên đây là bài viết của chúng tôi về du xuân đầu năm và thưởng trà – những nét đẹp trong văn hóa người Việt. Bên cạnh đó, nếu bạn có nhu cầu đặt tour du xuân đầu năm thì hãy truy cập ngay website sentour.com.vn hoặc gọi vào hotline 0972.488.010 để tham khảo những tour thích hợp nhất nhé.