Những lễ hội xuân đặc sắc 2016
Cập nhập: 16/01/2016
Lượt xem: 2585
Tháng Giêng âm lịch là khoảng thời gian có nhiều lễ hội nhất trong năm và cũng là lúc người dân đi lễ đầu năm đông nhất để tưởng nhớ cội nguồn, cầu may, hay đơn giản để tận hưởng những khoảng thời gian nghỉ ngơi bên gia đình hoặc thư giãn cùng các trò chơi truyền thống.

Đầu năm đi lễ hội để cầu mong những điều may mắn, tốt đẹp cho năm mới là một điều không thể thiếu trong những chuyến du xuân của người Việt ta. Là một truyền thống tốt đẹp, hành hương, thăm viếng chùa chiền là một phần không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán. Điều này không chỉ đơn thuần để cầu bình an, may mắn mà còn là dịp để du khách cảm nhận vẻ đẹp núi non, đình, chùa vào ngày xuân, cầu mong sức khỏe, thành đạt và nhiều may mắn trong năm mới.

Khai hội chùa Hương ngày 6/1 ở Mỹ Đức (Hà Nội)

Chùa Hương nằm ở huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Trong khu thắng cảnh Hương Sơn, được xem hành trình về một miền đất Phật - nơi Quan Thế Âm Bồ Tát ứng hiện tu hành. Lễ hội Chùa Hương là một lễ hội lớn, cùng với lễ hội chùa Yên Tử và lễ hội chùa Bái Đính là những lễ hội gây được tiếng vang lớn ở miền Bắc, thể hiện ở sự quá tải số lượng các phật tử tham gia hành hương. Lễ hội Chùa Hương bắt đầu từ mùng 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch.

Nét thanh tịnh của miền đất Phật đã tạo cho con người, cảnh vật hòa lẫn vào không gian khi vào hội, Đường vào chùa Hương tấp nập vào ra hàng trăm con thuyền, cộng thú vui ngồi thuyền vãng cảnh lạc vào non tiên cõi Phật, con người được hòa nhập vào miền tâm linh với cảnh núi non chùa chiền thơ mộng.

 

 Lễ hội Yên Tử 10/1 ở Quảng Ninh

Những lễ hội Xuân đặc sắc  - Ảnh 1

 

Lễ hội Yên Tử được tổ chức tại khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử bắt đầu từ ngày 10 tháng Giêng đến hết tháng Ba âm lịch. Những năm gần đây, Yên Tử trở thành nơi du lịch văn hóatâm linh, sinh thái, thắng cảnh, thu hút du khách trong và ngoài nước đến thường xuyên quanh năm. Hàng năm Lễ hội Yên Tử đã thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân, du khách thập phương, chúng tăng, ni, phật tử ở trong và ngoài nước, thắp nén Tâm hương dâng lên lễ Phật, tri ân công Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông, các Tổ Thiền Trúc Lâm, các bậc tiền bối hiền nhân suốt đời phụng đạo, vì nước, vì dân và vãng cảnh non thiêng, sơn thủy hữu tình.

Hệ thống cáp treo 2 chặng từ bến Giải Oan đến chùa Hoa Yên và từ chùa Hoa Yên tới khu vực tượng An Kỳ Sinh đã được nâng cấp, đảm bảo việc vận hành trơn tru để phục vụ du khách.

 

Lễ hội đền Gióng ngày 6/1 (Sóc Sơn, Hà Nội)

Những lễ hội Xuân đặc sắc  - Ảnh 2

 

Hội Gióng là một lễ hội truyền thống hàng năm được tổ chức ở nhiều nơi thuộc Hà Nội để tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của người anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Có 2 hội Gióng tiêu biểu ở Hà Nội là hội Gióng Sóc Sơn ở đền Sóc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn và hội Gióng Phù Đổng ở đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Lễ hội diễn ra trong 3 ngày với đầy đủ các nghi lễ truyền thống như: lễ khai quang, lễ rước, lễ dâng hương, dâng hoa tre lên đền Thượng, nơi thờ Thánh Gióng. Hiện tại, khu di tích gồm: đền Trình, đền Mẫu, chùa Đại Bi, đền Thượng, Tượng đài thánh Gióng, chùa Non nước và các lăng bia đá ghi lại lịch sử và lễ hội đền Sóc.

 

Lễ hội rước pháo làng Đồng Kỵ (Bắc Ninh)

Những lễ hội Xuân đặc sắc  - Ảnh 3Hội rước pháo làng Đồng Kỵ là hoạt động tiêu biểu nhất mà người dân làng nghề giàu có nhất vùng Bắc Ninh còn lưu giữ được đến ngày nay, là nghi thức truyền thống được nhiều người dân mong đợi nhất trong suốt 3 ngày hội từ mùng 4 đến 6 tháng Giêng Âm lịch hàng năm. Công tác chuẩn bị Hội làng được nhân dân chuẩn bị từ rất sớm khoảng 20 tháng Chạp. Làng phải huy động đến khoảng 400 người phục vụ trong đó có tới khoảng 300 trai tịnh dưới 50 tuổi phù giá để có được lễ rước hoành tráng và đầy đủ nghi thức.

Với màu sắc và nét văn hoá riêng có, đây cũng là một trong những lễ hội vùng Bắc Ninh thu hút đông đảo du khách nước ngoài. Tưng bừng nhất là tục rước pháo nhưng các hoạt động văn hoáthể thao xung quanh khu vực diễn ra hội làng cũng không kém phần sôi nổi. Đến Đồng Kỵ những ngày vào hội có thể nghe hát Quan họ trên thuyền cả ngày mùng 4 và các buổi sáng mùng 5, 6. Đây cũng là dịp để đội Tuồng làng thoả sức biểu diễn phục vụ bà con. 

 

Hội Xoan ngày 7/1 ở Phú Thọ

Những lễ hội Xuân đặc sắc  - Ảnh 4

 

Hội Xoan được tổ chức vào ngày 7 - 10/1 âm lịch tại xã Hương Nha, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Lễ hội suy tôn bà Xuân Nương, một nữ tướng của Hai Bà Trưng. Hát Xoan là một loại hình nghệ thuật có từ thời Hùng Vương, sau đó truyền rộng rãi trong dân chúng và được tổ chức thành các phường hát. Mỗi phường Xoan thường có từ 15 đến 18 người hoặc đông hơn. Trừ trùm phường, các thành viên khác thường là trai gái tuổi 16-18. Nam gọi là kép, nữ gọi là đào, số đào thường đông hơn số kép.

Trong ngày hội, các phường hát thường tổ chức hát tại cửa đình. Nét đặc sắc nhất là tục giữ cửa đình. Tục giữ cửa đình cũng có ý nghĩa là tránh sự tranh chấp và giẫm chân nhau giữa các phường xoan. Từ tục này đã dẫn đến tục kết nghĩa họ xoan và người địa phương của đình sở tại. Tình nghĩa ấy rất được coi trọng. Hát xoan là di sản văn hoá vô giá của người dân vùng đất Tổ - tỉnh Phú Thọ.

 

Lễ hội Lim ngày 13/1 ở Bắc Ninh

Những lễ hội Xuân đặc sắc  - Ảnh 5

 

Hội Lim là một lễ hội lớn của tỉnh Bắc Ninh, chính hội được tổ chức vào ngày 13 tháng giêng hàng năm, trên địa bàn huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh. Hội Lim được coi là nét kết tinh độc đáo của vùng văn hoá Kinh Bắc.

Hội Lim là một sinh hoạt văn hóa đặc sắc với dân ca quan họ nổi tiếng. Các làng quan họ xung quanh mang liền anh, liền chị tới hát giao duyên, hát đối đáp, thi hát với nhau ở trên bề, dưới bến. Ngoài ra, có nhiều trò chơi dân gian như đấu võ, đấu vật, đấu cờ, đu tiên, thi dệt cửi, nấu cơm...

Về với Hội Lim là về với một trời âm thanh, thơ và nhạc náo nức không gian đến xao xuyến lòng người. Những áo mớ bảy mớ ba, nón ba tầm, quai thao, dải yếm lụa sồi, những ô lục soạn, khăn đóng, áo cặp the hoa gấm... như ẩn chứa cả sức sống mùa xuân của con người và tạo vật. Cách chơi hội của người quan họ vùng Lim cũng là cách chơi độc đáo, mỗi cử chỉ giao tiếp đã mang trong nó một sắc thái văn hoá cao.

 

Lễ hội Bà chúa Kho ngày 14/1 tại Bắc Ninh

Những lễ hội Xuân đặc sắc  - Ảnh 6

 

Đây cũng là một lễ hội lớn tại miền Bắc, được giới kinh doanh, làm ăn buôn bán rất coi trọng. Cuối năm trả nợ, đầu năm đi vay. Bà chúa Kho đã trở thành một phong tục tồn tại lâu đời tại Việt Nam. Đền Bà chúa Kho nằm tại làng Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Ngày khai hội vào 14/1 âm lịch. Lễ hội có tục dâng hương, khấn vay tiền Bà Chúa (tượng trưng) “cầu tài phát lộc”.

Theo truyền thuyết, Bà chúa Kho là người phụ nữ chịu khó, sau khi lấy vua nhà Lý, bà xin vua cho về vùng Vũ Ninh chiêu dân lập ấp, khai khẩn ruộng hoang, tổ chức sản xuất ở 72 trang ấp. Bà còn trông nom kho lương thực, bảo quản tốt quân lương trong và sau chiến thắng quân Tống ở sông Như Nguyệt (sông Cầu) năm 1076. Khi Bà qua đời, mộ của bà được đưa về thôn Quả Cảm (xã Hòa Long, TP Bắc Ninh) nơi bà sinh ra.

 

Hội đền Hùng ngày 10/3 ở Phú Thọ

Những lễ hội Xuân đặc sắc  - Ảnh 7

 

Lễ hội đền Hùng còn gọi là Giỗ Tổ Hùng Vương là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia ở Việt Nam, tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc. Lễ hội diễn ra vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, tuy nhiên, lễ hội thực chất đã diễn ra từ hàng tuần trước đó với những phong tục như đâm đuống (đánh trống đồng) của dân tộc Mường, hành hương tưởng niệm các vua Hùng, và kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với lễ rước kiệu và dâng hương trên đền Thượng. Lễ hội đền Hùng hiện được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nâng lên thành Giỗ Quốc Tổ được tổ chức lớn vào những năm chẵn.

Về việc tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng đêm giao thừa Tết Nguyên đán Giáp Ngọ sẽ được tiến hành vào lúc 18 giờ ngày 30/01/2014 (tức 30 Tết Nguyên đán) tại Đền Thượng – Khu di tích lịch sử Đền Hùng.

Tuy nhiên, từ những ngày đầu tiên của năm mới, người dân từ khắp mọi miền của đất nước đã đổ về Đền Hùng đông không khác gì các lễ hội đầu xuân khác.

 

Lễ hội núi Bà Đen, Tây Ninh

Những lễ hội Xuân đặc sắc  - Ảnh 8

 

Hội xuân núi Bà Đen năm nay được khai mạc đúng mùng 4 Tết Nguyên Đán và kéo dài đến hết tháng Giêng. Đây là lễ hội truyền thống nổi tiếng Tây Ninh và các tỉnh Đông Nam Bộ. Du khách có thể lên chùa Bà trên núi bằng cách đi bộ hoặc hệ thống máng trượt, cáp treo. Ngoài hành hương lễ Phật đầu năm, núi Bà Đen với độ cao 968 mét còn là thử thách thú vị với nhiều bạn trẻ mêchinh phục.

Hội Xuân núi Bà hàng năm thường kéo dài suốt cả tháng Giêng Âm lịch nhưng chính lễ Vía Bà là đêm 18 và ngày 19. Ngoài ra còn một lễ Vía vào ngày mồng 6/5 Âm lịch. Trước ngày chính lễ những vị trụ trì Điện Bà tiến hành lễ “Mộc Dục” (Tắm Thánh) vào lúc nửa đêm, ánh sáng trong nội điện lúc này được giảm tối đa. Lễ tắm Bà với 3 lần khăn lau (phải dùng toàn khăn mới), khăn phải được xông hương, tắm Bà bằng nước thơm nấu các loại hoa: Sen, lài, sứ, quế... do các lễ sĩ dâng lên.

Lễ hội Lồng tồng, Tuyên Quang

Những lễ hội Xuân đặc sắc  - Ảnh 9Lễ hội Lồng tồng cũng thường gọi là Hội xuống đồng, là một lễ hội của dân tộc Tày, cũng là nét quy tụ những sắc thái văn hóa đặc trưng nhất của các dân tộc như: Nùng, Dao, Sán Chỉ... được xem là hoạt động tín ngưỡng cầu trời cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, đời sống ấm no - nơi tổ chức tại những ruộng tốt nhất, to nhất. Vẫn chưa có tài liệu nào nghiên cứu, khẳng định lễ hội này có từ bao giờ. Nhưng chắc chắn rằng, khởi nguồn của lễ hội phải được sinh ra từ xã hội của người Tày khi đã sống thành làng bản quần cư trong cộng đồng.

Trước ngày hội, các gia đình đều quét dọn nhà cửa, xóm bản sạch sẽ, chuẩn bị lương thực để đón khách. Vào ngày lễ xuống đồng, ngoài đồng của bản, mỗi gia đình chuẩn bị một mâm cỗ theo khả năng mang hàm ý phô bày sự khéo léo của người phụ nữ trong việc nội trợ, nấu nướng các món ăn truyền thống như bánh chưng, bánh dày, chè lam, bánh bỏng..
Theo báo dân sinh.
QUÝ KHÁCH CÓ THỂ THAM KHẢO CHI TIẾT GIÁ VÀ CHƯƠNG TRÌNH CÁC TOUR LỄ HỘI DU XUÂN 2016 TẠIhttp://sentour.com.vn/tour/du-lich-le-hoi-sentour.htm
 

Các tin tức khác:
LIỄU CHÂU TRUNG QUỐC CỔ KÍNH PHA LẪN HIỆN ĐẠI (200 Lượt xem)
Du lịch Singapore có những điểm đến nào hấp dẫn? (1040 Lượt xem)
Du lịch Chiangmai và những điểm đến tâm linh (948 Lượt xem)
Tour du xuân đầu năm 2018 giá cực ưu đãi (714 Lượt xem)
Những điểm tham quan tâm linh khi du lịch Chiang Mai (0 Lượt xem)
Điểm qua một số tour du lịch phụ nữ đặc sắc của Sentour (670 Lượt xem)
Những điểm du lịch biển hot nhất năm 2019 (788 Lượt xem)
Note ngay địa chỉ những nhà hàng sang trọng, nổi tiếng cho tour du lịch sapa cao cấp (763 Lượt xem)
Hành trang cho chuyến du lịch Thái Lan mà bạn nên tham khảo (685 Lượt xem)
Những điểm đến hấp dẫn không nên bỏ lỡ khi đi du lịch Trung Quốc (768 Lượt xem)
Cẩm nang du lịch Hàn Quốc (747 Lượt xem)
Những kinh nghiệm cần có khi đi du lịch Quảng Bình (748 Lượt xem)
Những món ngon không thể bỏ qua khi du lịch Cửa Lò (674 Lượt xem)
Cẩm nang du lịch Đài Loan bạn không nên bỏ qua (798 Lượt xem)
Chào mừng ngày quốc tế phụ nữ bằng tour du lịch 8/3 (855 Lượt xem)
Du xuân đầu năm, thưởng trà ngày tết – Nét đẹp trong phong tục văn hóa của người Việt. (1448 Lượt xem)
Những món ăn không thể bỏ lỡ trong chuyến du lịch Chiang mai (677 Lượt xem)
Vi vu du lịch miền Bắc thả ga, không lo về giá (787 Lượt xem)
Du lịch Dubai: Khám phá nền ẩm thực xa xỉ xứ Trung Đông (1132 Lượt xem)
Top 5 tour du xuân đầu năm không thể bỏ qua ở miền Bắc (756 Lượt xem)
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Hotline 0972 488 010
Hỗ trợ đặt tour: 0983 183 091 
Hỗ trợ đặt vé: 0973 170 628 
Hỗ trợ đặt phòng: 0972488010 
Hỗ trợ đặt dịch vụ: 0983183091 
TOUR TRONG NƯỚC
TOUR NƯỚC NGOÀI
Video clip
TEAMBUILDING MIAN GROUP - VỮNG VÀNG MỘT NIỀM TIN
SENTOUR / ANMAC/ DU LICH BIEN CUA LO 2019
SENTOUR - SPEC - DO SON THÁNG 8/2017
SENTOUR ĐỒNG HÀNH CÙNG 700 KHÁCH CTY CP INKEL DL HẢI TIẾN 2018
KỶ NIỆM SINH NHẬT ADFLEX TRÊN DU THUYỀN 5 SAO HẠ LONG
GALA DINNER ONEMERCE TẠI HAI TIEN RESORT/ THANG 7-2022
CÔNG TY TNHH TM DỊCH VỤ VÀ DU LỊCH SENTOUR
MST: 0106779241
Giấy phép LHQT:
Địa chỉ: Tầng 2, số 77 Cốm Vòng , Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 024.3212.1148/ Hotline: 0972.488.010
Email: info@sentour.com.vn
Website: www.sentour.com.vn
Bản quyền thuộc về Sentour.